Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012 19:41

Cách làm mứt dứa

Nguyên liệu làm mứt:

- 1kg dứa chín đã gọt vỏ

- 600g đường

- 1 thìa muối

- 10g vôi

- 10g phèn



Cách làm:

Pha 2 lít nước với vôi sao đó lấy nước trong

Dứa thái miếng nhỏ hình quạt (cắt khoanh tròn sau đó cắt làm tư)


Ngâm khóm - dứa trong nước muối 15 phút

Sau đó vớt ra rồi ngâm khóm - dứa vào nước vôi trong khoảng 6h. Vớt ra, rửa sạch.

Đun sôi 2 lít nước và 10g phèn. Chần dứa như khi làm các loại mứt khác: nước sôi, cho dứa, tắt bếp, đậy nắp khoảng 10 phút.

Vớt khóm - dứa ra và xả dưới vòi nước lạnh cho sạch.

Ướp khóm - dứa với đường khoảng 2-3h cho đường tan hết.

Đổ nước đường ngâm dứa vào chảo đun lên đến khi nước đường sánh lạ thì cho khóm - dứa vào đảo đều cho đến khi đường khô.


Các làm mứt hoa hồng

Nguyên liệu làm mứt hoa hồng

- 100g cánh hoa hồng,
- 150-200g đường,
- 1 + ½ quả chanh
- 100ml nước.



Cách làm mứt hoa hồng

- Cắt phần trong và phần trắng của cánh hoa.
- Rửa cánh hoa và vảy ráo nước. Vắt 1 quả chanh và trộn với cánh hoa thật đều.
- Nấu siro (cho đường và nước vào đun) trong một xoong nhỏ.
- Cho cánh hoa hồng ngâm chanh vào trong xoong rồi đun nhỏ lửa trong 15 phút. Bỏ xoong ra khỏi bếp rồi cho nốt phần nước chanh còn lại vào (nửa quả) và đảo đều.
- Để nguội trong vòng 2h và đun âm ỉ lại một lần nữa.


Ghé Đà Lạt ăn mứt hoa hồng


Mứt gừng - Nhiều người lầm tưởng mứt hoa hồng được làm từ cánh hoa hồng...


Song thực ra nó được làm từ quả hồng hoa, thường được biết đến trong dân gian với tên trái chua.

Chỉ có tên trong danh sách các loại mứt Đà Lạt những năm gần đây, nhưng với cái tên gợi đến loại hoa biểu tượng của tình yêu, cùng tạo hình, màu sắc lạ, mứt hoa hồng luôn được xếp vào top những đặc sản nên mua về làm quà.

>>> Mứt gừng



Gọi là mứt hoa hồng nhưng loại mứt này không được làm từ hoa hồng mà làm từ quả hồng hoa (Hibiscus). Loại trái này còn có một cái tên rất kiêu là hoa vô thường, song dân gian thường gọi là quả tai chua. Đặc trưng nổi bật của mứt hoa hồng là có vị giòn, chua và hơi ngai ngái ở cổ họng khi thưởng thức.

Tại Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức các loại nước làm từ mứt hoa hồng với cái tên hoa vô thường ở các quán cà phê như Thềm Xưa, Du Miên ...

Đà Lạt cũng là một vùng trồng hoa Hibiscus rất lớn trên cả nước với lợi thế được thiên nhiên ưu ái. Và chị Mai Thị Tấn cũng là người đi tiên phong trong việc cung cấp hạt giống Hibiscus cho vùng Nam Trung Bộ trong đó có Đà Lạt nhiều năm về trước. Để rồi từ đó, Hibiscus (hay là hồng hoa) được biết đến không chỉ ở phía Bắc mà còn ở nhiều tỉnh thành phía Nam, mang đến thêm một sự lựa chọn thực phẩm 'món ăn - bài thuốc' cho mỗi gia đình Việt.


Công thức làm mứt cam thơm dịu tuyệt ngon



Mứt gừng - Những hộp mứt cam xinh xắn vừa ngon miệng lại vừa trở thành những món quà dễ thương.
Nguyên liệu:


- 2,5kg cam tươi
- 6 cốc đường






Cách làm:


Bước 1. Gọt bỏ vỏ của các quả cam. Thái thành từng miếng nhỏ, mảnh.






Chú ý lọc bỏ phần màu trắng ở vỏ cam (cho bớt đắng).






Bước 2. Cắt quả cam đã gọt vỏ thành nhiều múi. Bóc vỏ các múi cam, bỏ hạt để vỏ, hạt vào một bát riêng. Phần vỏ và hạt này chứa nhiều chất pectin, giúp mứt đông đặc hơn, cần dùng trong các bước tiếp theo.






Bước 3. Cho vỏ và các múi cam vào nồi. Đổ thêm 4 cốc nước, 6 cốc đường. Đun nhỏ lửa.






Bước 4. Cho vỏ và hạt vào một lớp vải mỏng. Buộc túm miếng vải ở đầu.










Bước 5. Nhúng túi vải đó vào hỗn hợp cam, đường mà bạn đang đun.






Bước 6. Đun nóng hỗn hợp mứt ở nhiệt độ 100 độ C trong 5 phút.






Bước 7. Bỏ túi vải ra khỏi hỗn hợp mứt và vắt sạch túi. Tắt bếp, để hỗn hợp mứt nguội trong 5 – 10 phút và trút ra hũ, hộp đựng mứt xinh xắn.




















Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012 23:41

Tết thêm sắc màu với mứt ớt ngọt và mứt cam


2 loại mứt với màu sắc rất "Tết" và ăn vô cùng lạ miệng sẽ giúp bạn ghi điểm với những vị khách đến chơi nhà mình năm nay!

1. Mứt ớt ngọt









Nguyên liệu:


3 trái ớt đỏ đà lạt (loại ớt to, không cay)
250gr đường trắng
150ml nước
Chanh



Bước 1:

Ớt rửa sạch, bổ đôi, cắt bỏ màng trắng và hạt trong ruột ớt.




Thái miếng dày khoảng 1.5cm.




Xả nước lạnh, rửa sạch.



Bước 2:

Cho ớt vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi chừng 3 phút để loại bỏ bớt axit trong ớt.




Lúc này, ớt sẽ mềm hơn, và màu cũng nhạt đi đôi chút, bạn vớt ớt ra, để ráo.



Bước 3:

Cho đường và nước vào nồi.




Đun sôi thì thả ớt vào.



Bước 4:

Đun lửa nhỏ tới khi miếng ớt trong và đường kéo chỉ...




... thì bạn vắt nước cốt của ½ quả chanh vào, đảo nhẹ tay rồi tắt bếp, lấy mứt ra để nguội và cho vào hộp.

Mứt ớt tên đã thấy cay xè, tê lưỡi; nhưng không phải đâu bạn, mứt ớt ngọt không hề cay, rất dẻo, dai, và đặc biệt là vị hơi hăng nồng của ớt vẫn còn chút ít đọng lại, chắc chắn sẽ cho người thưởng thức nó một cảm giác đặc biệt, khó quên…



2. Mứt vỏ cam



Nguyên liệu:

8 quả cam vàng (loại vỏ dày, không dùng cam sành vì vỏ rất đắng)
400gr đường
200ml nước
80gr light corn syrup
20ml rượu Grand Marnier hoặc Rhum (tùy thích)
150gr chocolate đắng và 20g bơ (tùy thích)





Bước 1:

Cam rửa sạch, để ráo nước.

Tách vỏ cam bằng dao hoặc dụng cụ tách vỏ cam hoặc đơn giản hơn bạn cắt trái cam làm 4 rồi tách vỏ ra.



Bước 2:

Dùng dao thái vỏ cam thành những miếng dài, dày khoảng 1cm.

Cho vỏ cam vào nồi, đổ ngập nước lạnh, đun lửa to tới khi sôi. Để sôi chừng 5 phút thì đổ nước luộc đi. Lặp lại thêm 2 lần để loại bỏ vị đắng trong vỏ cam.



Bước 3:

Trong một nồi to, cho đường, nước, light corn syrup vào nồi.




Đun sôi chừng 10 - 15 phút, tới khi thấy đường tan hết và nước đường trong...


... thì cho vỏ cam vào.



Bước 4:

Giảm lửa, thêm rượu vào đun tới khi vỏ cam chuyển màu trong (khoảng 1 giờ) là được.




Xếp vỏ cam lên giá/khay để cho vỏ cam se lại, ráo hết nước đường.




Bước 5:

Đến bước này, bạn có thể lăn vỏ cam qua đường (nếu muốn).

Xếp vỏ cam vào khay/giá, để khoảng 6 - 8h (tốt nhất để qua đêm) để vỏ cam khô hẳn lại là được.




Nếu thích, bạn có thể nhúng 1 đầu vào chocolate tan chảy (150gr chocolate + 20gr bơ quay tan chảy trong lò vi sóng hoặc đun cách thủy).

Trữ mứt cam trong lọ kín, dùng kèm khi uống trà hoặc có thể cắt vụn ra cho thêm vào các loại bánh sẽ rất tuyệt!

Mứt vỏ cam ít ngọt với vị thơm đặc trưng là loại mứt được nhiều người yêu thích, cách làm lại khá đơn giản bởi bạn không cần phải ngâm nước vôi trong hay phèn chua nên chỉ trong nửa ngày là bạn có thể làm xong mẻ mứt ngon rồi. Nếu bạn bận rộn mà vẫn muốn tự tay làm mứt thì đây chính là một trong những sự lựa chọn dành cho bạn.



Mứt vỏ cam còn tiện lợi ở chỗ nếu sau Tết mà bạn vẫn còn mứt thì bạn có thể cắt nhỏ ra rồi trộn thêm vào khi làm các loại bánh quy, bánh ngọt cũng rất hợp. Chúc các bạn thành công và làm được những loại mứt thật ngon nhé!



Tự làm mứt quất

Mứt quất thơm ngon không chỉ là đồ ăn vặt tuyệt vời mà nó còn có thể chữa được rất nhiều căn bệnh. Mùa đông này, bạn hãy tự làm cho mình một loại mứt quất nhé!

Nguyên liệu

Quất tươi

Muối

Vôi tôi đặc

Đường kính

Phèn chua

Vani

Cách làm



- Chọn quất vỏ mỏng, đều nhau và hơi hanh vàng. Dung dao sắc khía thành những cánh nhỏ, nặn bỏ hạt, ngâm vào nước muối chừng 1 tiếng đồng hồ. Sau đó vớt ra rửa sạch và để ráo nước, ngâm nước vôi trong vòng 1 đêm. Sáng hôm sau, xả nước cho sạch vôi.
- Phèn chua hoà với nước nóng, cho quất vào ngâm vài giờ. Xả nước nhiều lần cho hết phèn, để quất ráo nước.
- Xếp quất vào lọ, rắc đường. Để quất ngấm đường, cho lên chảo đun nhỏ lửa khoảng 10 phút, khi thấy đường kéo tơ là được.
- Xếp quất vào lọ và dung dần.

Chúc bạn thành công!


Mứt quất (tắc)


Mứt quất dẻo dẻo, chua ngọt, hơi the là một món ăn chơi mãi không chán. Bằng chứng là làm mấy cân quất, đến khi sên xong, đi ra đi vào, suốt cả ngày thấy bụng ngang ngang

Trước khi làm, cần xác định làm loại mứt khô đường hay mứt ướt dẻo. Với loại mứt khô đường thì cách làm tương tự như mứt bí, áp dụng với hầu hết các loại mứt. Lưu ý chỉ làm mứt khô với nguyên liệu trái cây/củ/quả không có vị chua. Với loại mứt dẻo, nếu là quả ngọt, rau củ ngọt thì cần thêm nước cốt chanh để đường khỏi kết tinh.

Làm mứt quất, nếu muốn làm kiểu có lớp đường trắng ở ngoài thì không sử dụng nước cốt chanh.

Khi mua quất tươi ngoài chợ, có thể trái vẫn còn hơi xanh, như thế này



Sau khi để vài ngày ở chỗ ấm áp, trái sẽ chín vàng dần.







Công thức:

Nguyên liệu:

- Quất chín vàng

- Vôi tôi

- Phèn chua

- Muối

- Đường

- Chanh tươi, vắt lấy nước cốt



Cách làm:

Cứ mỗi 1kg quất cần dùng đến 1.5-2L nước để ngâm. Mỗi 1L nước thì dùng khoảng 5g vôi khô chưa tôi. Cứ thế nhân lên nếu làm nhiều

Đêm trước, lấy vôi tôi, sau đó đổ 1L nước, hòa tan. Để sang ngày hôm sau cho nước vôi lắng. Gạn lấy nước trong. Hòa với số nước còn lại. Ví dụ dùng 20g vôi khô, tôi xong hòa với 1 L nước, sáng hôm sau gạn nước trong, hòa tiếp với 3L nước nữa, vậy là đủ 4L nước cho 20g vôi.

Quất có thể giữ nguyên vỏ hoặc gọt vỏ tùy theo ý thích. Có thể làm quất tròn hoặc thành miếng dẹt hình hoa. Nếu làm hình hoa thì khứa dọc quanh thân quả, dùng tay bóp từ từ, lựa lấy hạt ra.





Nếu làm quất tròn thì khứa hình chữ thập ở đáy, lựa vắt lấy nước và hạt. Làm quất tròn mất công hơn quất hoa dẹt và ăn cũng khô hơn chứ không được dẻo bằng.

Ngâm quất vào dung dịch nước vôi trong khoảng 4h.



Vớt ra, rửa sạch dưới vòi nước.

Cứ mỗi 1L nước dùng 5g phèn chua giã mịn. Đun nước sôi, cho phèn chua. Tắt bếp. Cho quất vào chần chín, ngâm trong nước nóng khoảng 10′.

Vớt ra xối nước lạnh. Để ráo nước. Có thể cầm từng quả ép ra nước.



Cân quất. Cứ 1kg quất thì dùng 650g-700g đường trắng và nước cốt 1 quả chanh.

Cân và chia thành những phần khoảng 1kg quất để xào cho dễ. Cho đường vào chảo, cho một vài thìa nước, đun sôi. Đường sẽ tan, keo dần lại. Không khuấy nước đường sau khi sôi. Thử bằng cách nhỏ giọt hoặc khi thấy đường gần kéo sợi trên thân đũa thì cho quất và nước cốt chanh, một ít muối vào xào cho ngấm đường, khoảng 3′. Vớt quất ra để riêng, tiếp tục nấu đường cho đến khi sánh đặc lại.



Nếu có nhiệt kế thì ở nhiệt độ 120 độ C, không có nhiệt kế thử bằng cách lấy bát nước lạnh, nhỏ giọt đường vào, nếu nước cuộn lại thành giọt tròn, không tan là vừa độ. Hạ lửa nhỏ, cho quất trở lại chảo, xào đều tay cho đến khi mứt lên màu đẹp.





Miếng quất sẽ trong, ăn có vị hơi the của tinh dầu từ vỏ, dẻo, có vị hơi chua nhẹ của nước cốt chanh, vị ngọt vừa phải của đường.