Simpan » Người đăng: Unknown » Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012 »
Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012 comment

Làm mứt Tết ở... vỉa hè


Lạp xưởng Mai quế lộ "3 không"

Không ai ngờ mứt Tết bày bán vô cùng hấp dẫn, bắt mắt tại chợ đầu mối Bình Tây (quận 6, TP.HCM) lại được làm bằng các công đoạn rất kinh dị. PV đã tận mắt chứng kiến cảnh tấp nập làm “đặc sản mứt” phục vụ tết Quý Tỵ ngay trên vỉa hè dơ bẩn, tại nhiều tuyến đường TP.HCM…

“CHOÁNG” VỚI CÔNG NGHỆ MỨT VỈA HÈ

Để “mục sở thị” làng nghề truyền thống làm mứt tết quanh TP.HCM, chúng tôi đến khu vực làm mứt nổi tiếng tại khu vực quận 3. Vừa chạy vào con hẻm số 290 Lý Thái Tổ, phường 1, thì trời bỗng đổ mưa nhỏ. Vậy nhưng, hoạt động sản xuất mứt me của hàng chục dân tại đây vẫn diễn ra vô cùng náo nhiệt ngay trên lối đi vốn dĩ chật chội. Mọi công đoạn như cạo vỏ me, tẩm ướp hóa chất, tẩm màu, lò than, nồi đun… đều tràn hết ra hẻm, mặc kệ khói bụi xe máy ra vào tập nập.

Vào sâu chừng hơn 100 mét, ngay bên hông quán tạp hóa có tên Chú Đạt, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy toàn bộ “nhà xưởng” của hộ này được đem ra sản xuất mứt, choán mất 2/3 con đường. Thấy khách lạ săm soi nhìn các thùng phuy nhựa đen kịt, bên trong chứa đầy me đã cạo vỏ, được ngâm với một thứ nước sền sệt, vàng khè, phía trên sùi bọt trắng, lập tức hơn 10 người đang hì hục chế biến cùng ngưng tay xì xầm, đưa ánh mắt khó chịu theo dõi nhất cử, nhất động của vị khách lạ. Lúc này mưa bắt đầu to hơn, nước trên mái nhà (tôn gỉ sét) vô tư chảy long tong vào các thùng ngâm mứt mà chẳng ai thèm để ý.



Chế biến mứt ngay dưới đường hẻm dơ bẩn số 290 Lý Thái Tổ, P.1, Q.3, TPHCM

Tại ngôi nhà không số (đối diện nhà 268/2 Lý Thái Tổ), chúng tôi được hai người phụ nữ (một già, một trẻ) đang say sưa cạo vỏ me thuê cho các lò xung quanh cho biết, cứ đến gần Tết là hàng trăm người dân (cả người già và trẻ em) được thuê cạo vỏ với giá 3.500 đồng/kg. “Trước khi đưa chúng tôi cạo, họ ngâm hóa chất gì đó khiến vỏ me rất dễ tróc, chỉ cần lấy dao nạy nhẹ là bung liền. Trung bình 1 người cũng cạo được 20 - 30 kg/ngày, kiếm thêm tiền chợ thôi…”. Do không có nhà xưởng và chủ yếu làm theo thời vụ, hầu hết các lò làm mứt tại đây là các ngôi nhà ẩm thấp. Các chủ lò tận dụng từ nhà vệ sinh để rửa nguyên liệu, đến mái nhà để phơi mứt và dùng sàn nhà, giường ngủ, bếp nấu nướng để làm mặt bằng đóng gói mứt Tết.

Trong khi đó, tại lò mứt số 199 đường Xóm Đất, phường 9, quận 11 sản xuất gần chục loại mứt Tết cũng dùng toàn bộ vỉa hè làm nơi chế biến. Ngay giữa trưa, các loại nguyên liệu như gừng, bí, khoai, cà rốt, củ sen… được các công nhân tay trần, không bảo hộ lao động, dùng dao thái nhỏ ngay trên vỉa hè, sau đó quăng vào các thùng hóa chất sền sệt, màu trắng nhờ nhờ, sủi bọt để “làm đẹp” ngay gần một sọt đựng rác đen kịt, cáu bẩn, ruồi nhặng bu đầy. Trong vai khách hỏi mua mứt, chúng tôi bất ngờ hỏi bà chủ lò Xóm Đất dùng hóa chất gì ngâm mà “sủi bọt dữ thế”?


Các loại mứt Tết được chế biến, ngâm tẩm hóa chất ngay trên vỉa hè đường Xóm Đất, P.9, Q.11

Bà này tròn mắt nhìn rồi dứt khoát không nói, sau đó bỏ đi thẳng vào nhà. Tuy nhiên, trao đổi với PV, một thành viên đoàn liên ngành VSATTP TP.HCM từng tham gia nhiều lần kiểm tra các lò mứt tết khẳng định đó là Na2SO4 - một loại hóa chất công nghiệp để tẩy trắng củ sen, mứt bí cực kỳ hiệu quả, bắt mắt. “Công nghệ này thực ra là học dân làm mứt Trung Quốc thôi. Họ ra chợ Kim Biên bên quận 5 mua là có ngay. Nhiều lò khi bị bắt đã nói rằng, nếu không sử dụng hóa chất sẽ không thể cạnh tranh được với mứt lậu, giá rẻ của Trung Quốc. Biết là độc hại nhưng vì lợi nhuận họ cứ làm ngơ sử dụng, phạt hoài không ăn thua…” - vị này nói.

LẠP XƯỞNG MAI QUẾ LỘ “ĐỂU”

Chợ đầu mối thực phẩm Bình Tây (quận 6, TP.HCM) thời điểm này bắt đầu nhộn nhịp các chuyến xe từ khắp các tỉnh ĐBSCL, miền Trung, Tây Nguyên tới gom mứt, lạp xưởng, bánh kẹo, tôm khô… về chuẩn bị “đánh” Tết. Trong số này, món mứt Tết (mứt me, bí, dừa, gừng, mãng cầu…) màu sắc vàng, xanh, đỏ bắt mắt và lạp xưởng (cả tươi lẫn khô) được các xe “ăn” hàng nhiều nhất. Điều lạ là gần như 100% các món mứt Tết, lạp xưởng đều không có bất kỳ nhãn mác, cơ sở sản xuất, hạn sử dụng hay hướng dẫn bảo quản thế nào. Hàng chục loại mứt được đựng trong những bịch ni lông loại lớn, còn lạp xưởng thì treo lủng lẳng hoặc bầy tênh hênh khắp chợ, ruồi nhặng bu đầy vô cùng mất vệ sinh. Khi thấy khách cắc cớ hỏi về nguồn gốc mứt và lạp xưởng, chủ sạp K.T có vẻ thận trọng nói: “Hàng chúng tôi lấy ở các làng nghề thủ công có tiếng. Ở đây ai cũng bán buôn, đóng từng bao lớn, làm sao có nhãn mác như bịch nhỏ được!”.

Đặc biệt, chúng tôi ghé hỏi mua loại lạp xưởng Mai quế lộ nổi tiếng, lập tức các sạp đưa ra hàng loạt loại lạp xưởng “3 không” để quảng cáo với giá từ 100.000 đến 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi nghe khách yêu cầu lấy loại đóng hộp, có bao bì, hạn sử dụng, lập tức một chủ sạp nói thẳng: “Mai quế lộ đó chỉ có hình thức thôi, hàng đểu đầy ra đấy. Người ta mua hộp in sẵn, rồi mua “hàng xá” từ Trung Quốc về, đóng lại rồi “nổ” là Mai quế lộ thôi, đừng tin!”. Để khách yên tâm mua hàng “gia truyền”, một chủ sạp còn kể: Năm ngoái QLTT bắt mấy lô hàng Mai quế lộ xuất xứ Trung Quốc, kiểm nghiệm còn phát hiện họ không dùng da heo để làm vỏ bao ngoài mà dùng một loại màng mỏng hóa chất công nghiệp màu vàng để làm lạp xưởng.


Lạp xưởng Mai quế lộ “đểu” bán tại chợ Bình Tây, Q.6 với giá 100.000 đồng/kg

Chuyện lạp xưởng “3 không” bán tại chợ đầu mối chỉ là phần nổi, nếu người tiêu dùng biết được các loại nguyên liệu để làm ra món “đặc sản” Nam bộ là từ thịt và mỡ thối, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ dám đụng đến. Theo tiết lộ của giới trong nghề, để biến các loại thịt và mỡ thối thành lạp xưởng thơm lừng, bắt mắt, các “lò luyện” thường sử dụng hóa chất Porax tạo giòn, dai (một loại hóa chất khi vào cơ thể người gây dị dạng tế bào) và chất tẩy trắng công nghiệp NaCl giúp đánh bay nhớt, mất mùi thối.


“Khoảng 2 tuần nữa tất cả các đoàn liên ngành sẽ ra quân kiểm tra đồng loạt. Chúng tôi sẽ làm quyết liệt, xử lý nghiêm các cơ sở, đơn vị, cá nhân kinh doanh thực phẩm tết độc hại” - bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai khẳng định.


Chính vì thế, thời gian gần đây, các đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP TP.HCM liên tục bắt giữ được nhiều lô thịt và mỡ thối, được tuồn vào chế biến lạp xưởng, giò chả phục vụ Tết. Cụ thể, ngày 5/12, chiếc xe tải 61L-6341 do tài xế Phạm Văn Phương (quê Bình Dương) chở gần 2 tạ thịt và phụ phẩm heo không rõ nguồn gốc, từ Đồng Nai chạy vào địa bàn TP.HCM giao cho các lò chế biến giò, lạp xưởng thì bị bắt giữ. Đặc biệt, ngày 4/12, đối tượng Trần Quốc Du (quê Quảng Ngãi) bị lực lượng liên ngành TP.HCM bắt giữ khi vận chuyển 6 thùng xốp chứa 3,6 tạ da heo (nguyên liệu để bao lạp xưởng) đã bốc mùi hôi thối. Du khai lô hàng xuất phát từ Quảng Ngãi vận chuyển đến Bến xe Miền Đông, TP.HCM sẽ có người đến “ăn” hàng.


Lô da heo thối dùng chế biến lạp xưởng bị lực lượng liên ngành TP.HCM bắt giữ, ngày 4/12

Trao đổi với NNVN ngày 11/12, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP.HCM cho biết: “Để xử lý các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm Tết Quý Tỵ không đảm bảo VSATTP, Chi cục đang ráo riết lên kế hoạch tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, tập trung chủ yếu là mứt, lạp xưởng, giò chả, thịt, bánh kẹo… Cụ thể, cấp thành phố sẽ có 3 đoàn liên ngành của Sở Y tế, Sở Công thương và Sở NN-PTNT chủ trì. Cấp huyện sẽ có 24 đoàn do UBND các huyện thành lập và 319 đoàn liên ngành cấp phường, xã chịu trách nhiệm giám sát, xử lý tại địa phương mình”. Ngoài ra, các chợ đầu mối thực phẩm lớn như Bình Tây, An Đông và các loại hóa chất, phụ gia thực phẩm bán tại các chợ đầu mối như Kim Biên, Hùng Vương sẽ bị “soi” kỹ.


Jangan lupa di share dan like Làm mứt Tết ở... vỉa hè bro / sist

Save url to wapmaster
Similiar Post :
0 nhận xét:
Berikan tanggapan untuk artikel Làm mứt Tết ở... vỉa hè